Số 74 Đường Cao Thắng (Đối diện công an TP Hạ Long) 

Hotline: 0911 111 311

Đền Gióng Phù Đổng: Khám phá ngôi đền cổ ngàn năm tuổi tại Hà Nội!

CÔNG TY VIỆT NHẬT HẠ LONG :

 

Giới thiệu về Đền Gióng Phù Đổng

Đền Gióng là công trình cổ thời Lý đang được bảo tồn tại Hà Nội. Nổi bật với nét kiến trúc và trang trí độc đáo, đây là nơi thu hút đông đảo du khách tham quan, đặc biệt là những người yêu nước.

Đền Gióng Phù Đổng ở đâu?

Đền Gióng Phù Đổng (Đền Phù Đổng) nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử ở Thủ đô. Ngôi đền hướng mặt về phía Nam, nằm tựa lưng đê sông Đuống, tạo nên khung cảnh vừa nên thơ vừa cổ kính.

Đường đến Đền Gióng Phù Đổng.
Đường đến Đền Gióng Phù Đổng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngôi đền là quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như cổng ngũ môn, thủy đình, tiền đường, trung đường và hậu cung. Trải qua nhiều lần trùng tu, Đền Gióng Phù Đổng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm của mình.

Ngôi đền là minh chứng sống động cho sự giao thoa giữa các phong cách kiến trúc từ thời Lý đến thời Nguyễn. Đặc biệt nhất, Đền Phù Đổng còn là ngôi đền biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng nổi tiếng.

Không gian phía trước của Đền Gióng Phù Đổng có sân rộng, cây cổ thụ xanh tươi và hồ nước.
Không gian phía trước của Đền Gióng Phù Đổng có sân rộng, cây cổ thụ xanh tươi và hồ nước. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lịch sử hình thành Đền Gióng Phù Đổng

Đền Gióng Phù Đổng thuộc khu di tích lịch sử Phù Đổng và được xây dựng để tưởng nhớ đến Thánh Gióng –  Vị anh hùng dân tộc có công đuổi giặc Ân xâm lược. Đến nay, Đền Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa và trở thành biểu tượng lịch sử, là niềm tự hào của nhiều người con Việt.

Dưới đây là một số dấu mốc lịch sử của Đền Phù Đổng từ khi xây dựng, tu bổ đến nay:

  • Thời Vua Hùng Vương: Đền Gióng Phù Đổng được xây dựng để thờ Thánh Gióng. Theo truyền thuyết lưu truyền thì đền được xây dựng trên nền nhà của mẹ Thánh Gióng.
  • Cuối thế kỷ XI: Dưới triệu đại của Vua Lý Thái Tổ, Đền Gióng Phù Đổng lần đầu tiên được tu bổ. Đền trở thành địa điểm tổ chức lễ hội Gióng hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng trong việc đánh đuổi giặc Ân.
  • Thế kỷ XVII: Trong thời kỳ Lê Trung Hưng, Thủy đình của đền được xây dựng, ứng dụng nghệ thuật chạm khắc tinh vi về những cảnh sinh hoạt dân gian quen thuộc.
  • Thế kỷ XVII – XVIII: Điền Quận công Nguyễn Huy và Trạng nguyên Đặng Công Chất có công xây dựng các nhà Tiền tế của đền và cũng đóng góp nhiều hiện vật quý giá khác.
Quang cảnh bên ngoài của Đền Phù Đổng, Hà Nội.
Quang cảnh bên ngoài của Đền Phù Đổng, Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, Đền Gióng Phù Đổng đang lưu giữ 21 đạo sắc phong từ nhiều triều đại như triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn, được biết phong sắc cũ nhất là từ năm 1634. Tại đền đang bảo tồn nhiều hiện vật quý giá khác như ngai thờ, nghê đồng, bình hương và đôi chim hạc đậm chất Trung Hoa.

Thánh Gióng và huyền thoại anh hùng dân tộc

Thánh Gióng, hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn liền với thời Vua Hùng thứ Sáu và được người dân lưu truyền từ bao đời nay.

Chuyện Thánh Gióng kể rằng, có một người phụ nữ 60 tuổi sau khi bước vào dấu chân khổng lồ đã mang thai và sinh ra cậu bé Gióng. Lên ba tuổi, cậu bé Gióng vẫn không biết nói, biết đi. Khi giặc Ân xâm lược, Gióng bất ngờ yêu cầu Vua Hùng rèn cho mình ngựa, gươm, giáp sắt.

Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng trở thành vị thánh trong Tứ bất tử.
Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng trở thành vị thánh trong Tứ bất tử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi được ăn no, Gióng lớn nhanh như thổi và lên đường đánh bại giặc Ân. Gióng cưỡi ngựa sắt, dùng gươm và tre làng đánh tan giặc Ân, mang lại hòa bình. Sau khi chiến thắng, ông cởi giáp và bay thẳng lên trời. Về sau, ông được người dân tôn thờ thành biểu tượng anh hùng của dân tộc.

Tại sao Đền Gióng Phù Đổng thu hút du khách?

Đền Phù Đổng vừa là di tích lịch sử vừa là điểm đến tham quan hấp dẫn về kiến trúc và văn hóa lịch sử. Dưới đây là những điểm đặc biệt khiến cho Đền Gióng Phù Đổng luôn trở thành nơi thu hút đông đảo du khách:

Kiến trúc độc đáo của Đền Gióng Phù Đổng

Kiến trúc của Đền Gióng Phù Đổng mang hình chữ “công”, có quy mô rộng lớn, kết hợp giữa các yếu tố cổ kính và thiên nhiên. Đền thờ Thánh Gióng được thiết kế theo phong cách đình làng Bắc Bộ, mỗi một hạng mục đều thể hiện nghệ thuật điêu khắc truyền thống của dân tộc.

Đền Phù Đổng có kiến trúc đậm chất truyền thống miền Bắc Việt Nam.
Đền Phù Đổng có kiến trúc đậm chất truyền thống miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Du khách ngay khi đến đền sẽ cảm nhận được sự đồ sộ của cổng tam quan mang vẻ đẹp uy nghi và hoành tráng. Đặc biệt là cổng có hai tượng rồng đá oai vệ. Mái đền được lợp ngói mũi hài với các góc đao uốn cong hình lá lật mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Bên trong đền là các họa tiết chạm khắc gỗ, hoành phi và câu đối tô điểm cho không gian thêm linh thiêng. Điện chính đền thờ pho tượng Thánh Gióng có kích thước lớn. Bên cạnh đó là các tượng quan văn, quan võ và bốn viên cận binh. Đền có thủy định nằm giữa ao nước trước đền và được xây dựng theo kết cấu chồng rường hai tầng tám mái.

Không gian bên trong của Đền Gióng Phù Đổng được chạm khắc gỗ với nhiều chi tiết tinh xảo.
Không gian bên trong của Đền Gióng Phù Đổng được chạm khắc gỗ với nhiều chi tiết tinh xảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trưng bày các cổ vật của Việt Nam qua các thời đại

Đền Gióng Phù Đổng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị lịch sử cao. Trong đó, cổ vật nổi bật trong đền phải nhắc đến là 37 đạo sắc phong, các bia đá, tượng thờ, long ngai, kiệu và nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo khác. Các cổ vật này mang ý nghĩa phản ánh sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam qua các thời kỳ.

Gian chính thờ Thánh Gióng với các chi tiết kiến trúc được chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt.
Gian chính thờ Thánh Gióng với các chi tiết kiến trúc được chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham gia lễ hội Đền Phù Đổng

Lễ hội Đền Phù Đổng diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia. Đặc biệt, lễ hội này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Du khách đến đây có thể trải nghiệm tái hiện cuộc chiến của Thánh Gióng khi chống giặc Ân cùng nhiều trò chơi thú vị khác.

Khung cảnh tại lễ hội Đền Gióng Phù Đổng.