❤️❤️❤️ Hôm nay mùng 1 đầu tháng tất cả cán bộ nhân viên công ty em lại tổ chức tụng kinh Địa Tạng tại đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn.
Ý Nghĩa Của Kinh Địa Tạng Và Những Lợi ích Khi Tụng Kinh Địa Tạng
Nói về ý nghĩa của kinh Địa Tạng phải nói đến 8 chữ từ đầu bao gồm : Hiếu Tử, Độ Sanh, Bạt Khổ và Báo Ân. Giải thích được 8 chữ này thì cũng hiểu được phần nào ý nghĩa của cuốn kinh Địa Tạng.
- Hiếu Đạo: Tức là hiếu kính với bậc sinh thành. Thầy Thích Nhất Hạnh từng nói rằng ” Nếu mình còn mẹ đang sống với mình thì đó là điều hạnh phúc nhất. Nếu để cho cái tâm của mình bị xâm lấn bởi buồn thương, danh vọng mà lãng quên đi chính cha mẹ mình thì đó là một điều hối tiếc nhất trên cuộc đời này”. Chữ Hiếu rất quan trọng. Quan trọng là bởi có hiếu thì gia đạo mới được bình an. Mình có hiếu với cha mẹ của mình thì sau này con cái cũng sẽ noi theo và có hiếu với mình. Còn nếu làm ngược lại thì tất nhiên “chữ hiếu ” lúc này nó không còn ý nghĩa gì cả. Bản thân mình cũng sẽ phải gánh chịu sự bất hạnh mà con cái dành cho mình.
- Độ sinh: là độ tất cả 12 loại của chúng sinh. Khi chúng ta độ sinh thì không những chúng sanh được phát tâm bồ đề mà ngay cả bản thân chúng ta cũng sẽ soi được cái tâm của mình. Tâm phải độ lượng, luôn hướng thiện thì việc phát tâm độ sinh sẽ dẫn đường chỉ lối sớm ngày tu thành Phật.
- Bạt khổ: Có một điều mà rất nhiều người, rất nhiều Phật tử từng nói rằng, bản thân con vì chánh niệm mà buồn thương. Bản thân con cảm thấy cuộc đời thật khổ đau, vì sao nhiều biến cố ập đến với con khiến con thành ra như vậy. Bạt khổ tức là bỏ qua đi, loại trừ đi những khổ não trần đời. Buông bỏ chính là cách tốt nhất để tâm niệm không còn vướng mắc.
- Báo ân : Công sinh thành, công dưỡng dục của cha mẹ được ví với trời cao biển rộng. Điều này nói lên việc cha mẹ mình cũng đã dốc sức, hết lòng vì mình. Việc mình báo ơn, báo hiếu với cha mẹ chính là một lẽ đương nhiên.
Công ty Việt Nhật Hạ Long xin cầu chúc cho bách gia trăm họ an yên, hạnh phúc, vạn sự tốt lành, gặp nhiều may mắn. Trân trọng!